Quy định tạm thời về việc tổ chức dạy và đánh giá môn học bậc đại học và cao đẳng

Ngày: 17/11/2014

                                                                   Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30  tháng 5 năm 2014

 QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành “Quy định tạm thời về việc tổ chức dạy và đánh giá môn học
bậc đại học và cao đẳng
 ____________________

 HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

 Căn cứ quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên;

Căn cứ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia Tp.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 767/QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 12/9/2006 và Quyết định số 803/ QĐ-ĐHQG-TCCB ngày 16/7/2009 của Giám đốc Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh về việc phê duyệt việc sửa đổi, bổ sung Điều 15 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường Đại Học Bách Khoa;

Căn cứ Biên bản Hội đồng học vụ ngày 27/5/2014;

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định tạm thời về việc tổ chức dạy và đánh giá môn học bậc đại học và cao đẳng”

Điều 2: Quy định này áp dụng từ học kỳ 1 năm học 2014-2015. Các quy định trước đây trái với quy định này không còn hiệu lực.

Điều 3: Các ông/bà Trưởng Phòng Đào tạo, Trưởng các đơn vị liên quan và các sinh viên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

 

 

 

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

Về việc tổ chức dạy và đánh giá môn học bậc đại học và cao đẳng

_______________________

(Ban hành kèm theo quyết định số 411/QĐ-ĐHBK-ĐT ngày 30/5/2014
của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa)

1.   Năm học, học kỳ

-         Một năm học gồm 2 học kỳ chính, 2 học kỳ dự thính và 1 học kỳ dự thính hè.

-         Một học kỳ chính bao gồm 15 tuần học và 2 - 3 tuần đánh giá môn học.

-         Một học kỳ dự thính bao gồm 7 - 10 tuần học và 2 - 3 tuần đánh giá môn học.

-         Một học kỳ dự thính hè bao gồm 8 - 9 tuần học và 2 - 3 tuần đánh giá môn học.

-         Trong tuần dự trữ, các buổi dạy bù (nếu có) chỉ được tổ chức vào đúng tiết, buổi theo thời khóa biểu học kỳ. Không được dạy bù ngoài các tiết theo thời khóa biểu.

2.   Nghỉ dạy, dạy bù

-         Số tiết nghỉ của một môn học/1 lớp/1 học kỳ không vượt quá 1/3 tổng số tiết của môn học.

-         Sau 7 tuần học, số tiết dạy (kể cả dạy bù) của một môn học/1 lớp không nhỏ hơn 40% tổng số tiết (~ 6 tuần học) của môn học.

-         Trong các trường hợp nghỉ dạy, giảng viên phải dạy bù ngay hoặc dạy bù trước buổi nghỉ để đảm bảo khối lượng kiến thức cho sinh viên và tránh việc không sắp xếp dạy bù được vào các tuần cuối (do trùng giờ, do không có phòng học, …). Đặc biệt các giảng viên có lịch đi công tác (tại các tỉnh, nước ngoài) cần kế hoạch dạy bù hoặc dạy thay phù hợp.

3.   Đánh giá môn học

-         Việc tổ chức đánh giá môn học phải theo đúng đề cương môn học (riêng CTĐT 2008 áp dụng theo bảng rà soát chương trình giảng dạy từ học kỳ 1/14-15). Các trường hợp điều chỉnh phải được chấp thuận bằng văn bản trước khi bắt đầu học kỳ ít nhất 2 tuần, không được điều chỉnh khi học kỳ đã bắt đầu.

-         Kết quả học tập một môn học được đánh giá qua điểm tổng kết, được tính từ các điểm thành phần theo tỉ lệ đánh giá tương ứng. Các điểm thành phần, điểm tổng kết được làm tròn đến 0,5 (điểm lẻ dưới 0,25 được làm tròn thành 0,0; điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,75 được làm tròn thành 0,5; điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 được làm tròn thành 1,0). Riêng điểm học phần tốt nghiệp được làm tròn đến một số lẻ.

-         Các điểm thành phần có thể bao gồm bài tập, thí nghiệm, kiểm tra, bài tập lớn/tiểu luận/đồ án (đồ án thuộc môn học) và thi. Điểm tổng kết phải bao gồm ít nhất hai điểm thành phần, trong đó tổng tỉ lệ đánh giá cho phần thi và bài tập lớn/tiểu luận/đồ án không được nhỏ hơn 50%. Nếu môn học bao gồm thí nghiệm thì phải có tỉ lệ đánh giá cho phần thí nghiệm.

-         Một số trường hợp chỉ có điểm tổng kết, không có điểm thành phần: môn đồ án, thực tập, học phần tốt nghiệp, …

-         Điểm thi cuối kỳ (hoặc hình thức thay thế thi) là phần tiên quyết. Nếu điểm thi cuối kỳ nhỏ hơn 3 (và nhỏ hơn điểm tổng kết tính từ các điểm thành phần) thì lấy điểm thi cuối kỳ làm điểm tổng kết.

-         Công bố đáp án trên trang web của Khoa/Bộ môn trong vòng 2 tuần sau ngày kiểm tra/thi. Lưu trữ các minh chứng cho các điểm (bài tập, thí nghiệm, kiểm tra, bài tập lớn/tiểu luận/đồ án, thi, …) và đáp án tại Khoa/Bộ môn trong ít nhất 2 học kỳ.

-         Các giảng viên cần được phổ biến vào đầu học kỳ và thực hiện đúng nội dung đề cương môn học, các điểm thành phần, tỉ lệ đánh giá, hình thức đánh giá và cách ghi bảng điểm.

4.   Tổ chức kiểm tra giữa kỳ

-         Không tổ chức kỳ kiểm tra giữa kỳ tập trung kể từ học kỳ 1/14-15, thay vào đó kiểm tra giữa kỳ được giảng viên phụ trách giảng dạy môn học thông báo và tổ chức vào buổi học tại lớp vào tuần kiểm tra theo biểu đồ năm học. Các tiết học không kiểm tra (kể cả các tiết của buổi học được tổ chức kiểm tra) vẫn được tổ chức học như bình thường. Khoa và Bộ môn lập danh sách ngày, giờ tổ chức kiểm tra, bố trí thêm cán bộ làm nhiệm vụ coi thi cùng với giảng viên phụ trách giảng dạy môn học và báo cho Ban thanh tra giáo dục. Các môn học kiểm tra khác ngày giờ phải có đề kiểm tra khác nhau.

-         Riêng các môn chung toàn trường có số lượng sinh viên đông như Đại số, Giải tích 1, Giải tích 2, Vật lý 1, Hóa đại cương, các môn chính trị, các môn Anh văn, … được tổ chức kiểm tra tập trung vào các ngày cuối tuần. Các môn tổ chức kiểm tra tập trung có chung đề kiểm tra.

5.   Tổ chức thi cuối kỳ

-         Thi cuối kỳ được tổ chức thi tập trung như quy chế hiện hành.

6.   Ra đề và bảo mật

-         Giảng viên ra đề có trách nhiệm bảo mật các đề kiểm tra/thi.

-         Đề kiểm tra/thi phải được giảng viên ra đề ký tên và bộ môn ký duyệt.

-         Việc nhân đề kiểm tra/thi phải do giảng viên trực tiếp thực hiện và niêm phong túi đựng đề thi. Nhân viên phụ trách máy photocopy có trách nhiệm trợ giúp giảng viên trong việc sử dụng thiết bị máy móc khi nhân đề kiểm tra/thi. Túi đựng đề kiểm tra/thi được niêm phong sẽ được bàn giao cho cán bộ coi thi (nếu thực hiện việc kiểm tra/thi tập trung) vào ngày kiểm tra/thi.