Mô tả CTĐT Ngành Quản lý Công nghiệp

Ngày: 26/05/2016

Cấu trúc chương trình đào tạo

(PROGRAMME SPECIFICATION)

Cấu trúc Chương trình đào tạo cần bao gồm các nội dung sau đây:

PHẦN A: Thông tin về chương trình và đơn vị cấp bằng

(SECTION A: DETAILS OF THE COURSE AND AWARD)

1.Tên chương trình (Programme title). Cử nhân Quản lý Công nghiệp

2.Tên khoa (Faculty). Khoa Quản lý Công nghiệp

3.Trường/đơn vị cấp bằng (Awarding body/Institution). Đại học Bách Khoa Tp.HCM

4.Cơ sở tổ chức giảng dạy (Teaching insitution). Đại học Bách Khoa Tp.HCM

5.Tổ chức kiểm định chất lượng chương trình (Accrediting Organization). ASEAN University Network

6.Tên gọi của văn bằng (Name of the final award). Cử nhân ngành Quản lý Công nghiệp

7.Chuyên ngành (Major). (i) Quản lý Công nghiệp – (ii) Quản trị Kinh doanh

8.Tiêu chí tuyển sinh/các yêu cầu đầu vào (Admission criteria or requirements to the programme). Tốt nghiệp THPT và qua xét tuyển đầu vào của Trường Đại học Bách Khoa

9.Kế hoạch học tập (Study scheme). Học tập theo học chế tín chỉ

10. Thời gian đào tạo (Expected training time). 4 năm (9 học kỳ)

11. Các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt (Student advice and support). Hệ thống phân cấp: Lớp – GVCN – Bộ môn – Khoa – Trường

PHẦN B: Mục tiêu chương trình, chuẩn đầu ra, phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá. (SECTION B: PROGRAMME AIMS, OUTCOMES, TEACHING, LEARNING AND ASSESSMENT METHODS)

12. Mục tiêu của chương trình (Programme objectives):

Chương trình đào tạo Cử nhân Quản lý Công nghiệp nhằm cung ứng cho xã hội đội ngũ lao động có tiềm năng làm quản lý trong các ngành khác nhau, bao gồm cả sản xuất và dịch vụ. Sinh viên tốt nghiệp khi đi làm sẽ có những năng lực sau:

1.Có hiểu biết sâu sắc về nền tảng của quản trị, có tư duy hệ thống, phân tích phản biện và có thể trình bày sự hiểu biết của mình trước đám đông,

2.Có khả năng học tập sáng tạo và thích nghi thông qua công việc thực tiễn trong một hoặc một số lĩnh vực chuyên môn về sản xuất/dịch vụ hoặc kinh doanh.

3.Có khả năng giải quyết vấn đề về vận hành và quản lý những công việc cụ thể trong các doanh nghiệp sản xuất sản xuất/dịch vụ hoặc kinh doanh, nhờ vào khả năng hợp tác và lãnh đạo đổi mới trong tổ chức.  

4.Là công dân toàn cầu, có tinh thần trách nhiệm xã hội, có năng lực cộng tác và hoạch định phát triển bản thân.

13. Chuẩn đầu ra của chương trình (Programme learning outcomes): 

Các chuẩn đầu ra chủ yếu là:

·Kiến thức nền tảng và tư duy lập luận trong ngành quản lý bao gồm – kiến thức giáo dục cơ bản cần có trong lĩnh vực quản trị; kiến thức ngành quản trị cốt lõi và kiến thức ngành quản lý công nghiệp chuyên sâu.

·Kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý bao gồm - phân tích, nhận diện và giải quyết vấn đề trong quản trị; tư duy hệ thống; kỹ năng, phẩm chất và thái độ làm việc chuyên nghiệp và  kỹ năng giao tiếp cũng như làm việc tập thể.

·Năng lực hình thành, thiết kế, triển khai, và vận hành một hệ thống quản lý hiện đại cùng với động cơ và năng lực khởi nghiệp trong bối cảnh tổ chức và xã hội đối mới.

14. Triển vọng nghề nghiệp (Career prospect): cơ hội việc làm/ các đơn vị (công ty) tuyển dụng

Các cử nhân QLCN sẽ có cơ hội làm việc tại các tổ chức sản xuất, dịch vụ, thương mại với các quy mô khác nhau (vừa hay lớn) cũng như hình thái hoạt động đa dạng (nội địa hoặc đa quốc gia) với các vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp có thể là:

·Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức kinh doanh và phi kinh doanh,

·Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội,

·Nhân viên hoặc quản lý tại các tổ chức thuộc các thành phần tư nhân và công cộng

Các cơ hội việc làm cụ thề như:

·Quản lý nhà máy: hoạch định sản xuất, quản lý mua hàng và tồn kho, quản lý nhân viên

·Quản lý mua hàng: đánh giá các chương trình mua hàng, thiếp lập cấp độ vận hành và phối hợp các công tác trong vận hành, định hướng các điểm mấu chốt trong vận hành.

·Quản lý chất lượng: phân tích chi tiết cơ sở dữ liệu và các bảng tính, kiểm định quá trình để xác định các khu vực cần cải tiến, quản lý việc thực hiện những thay đổi.

·Lập kế hoạch và quản lý chuổi cung ứng: thương lượng các hợp đồng, thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp, duy trì sự chính xác của hệ thống mua hàng, hoá đơn và hàng hoá trả lại.

·Tư vấn cải tiến quá trình: thiết kế và triển khai kế hoạch sản xuất tinh gọn và giảm thời gian sản xuất trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

·Quản lý tài chính kế toán: theo dõi và quản lý các hoạt động tài chính kế toán của công ty, phân tích chứng khoán: phân tích, xử lý số liệu chứng khoán…

·Quản lý nhân sự: hoạch định nhân sự, khảo sát nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, định biên, kế hoạch lương và thưởng, kế hoạch động viên và quan hệ lao động…

·Quản lý kinh doanh: nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh, khai thác luật lệ và phương thức kinh doanh theo từng bối cảnh khác nhau … 

15. Phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá (Teaching, learning and assessment methods): Liệt kê các phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá tương ứng theo nhóm Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

·Chủ yếu là học tập tích cực lấy người học làm trung tâm trong đó nhấn mạnh vào trải nghiệm của sinh viên như phân tích tình huống kinh doanh; dự án nhóm, thực tập xí nghiệp; tranh luận theo chủ đề; mô phỏng kinh doanh; tham vấn với các diễn giả từ công nghiệp v.v. Nói riêng học tập qua hệ thống e-learning của trường được khai thác tối đa.

 

·Việc đánh giá học tập theo các tiêu chí kết quả được thiết lập thay đổi theo từng môn học và theo quá trình học tập tích lũy của sinh viên.