V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo và học vụ bậc đại học, cao đẳng 2019
Ngày: 17/09/2019
Số: 2544/QĐ-ĐHBK-ĐT
V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo và học vụ bậc đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 3502/ĐHBK-ĐT ngày 25/11/2015, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 553/ĐHBK-ĐT ngày 07/03/2017, Quyết định số 221/ĐHBK-ĐT ngày 24/01/2018 và Quyết định số 2882/ĐHBK-ĐT ngày 10/10/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia Tp.HCM
Q U Y Ế T Đ Ị N H:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo và học vụ bậc đại học, cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định số 3502/ĐHBK-ĐT ngày 25 tháng 11 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 553/ĐHBK-ĐT ngày 07/03/2017, Quyết định số 221/ĐHBK-ĐT ngày 24/01/2018 và Quyết định số 2882/ĐHBK-ĐT ngày 10/10/2018 của Hiệu trưởng trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia Tp.HCM, như sau:
1. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
- Thời gian đào tạo tối đa Nmax là số học kỳ chính tối đa để SV có thể theo học tại trường ĐHBK để hoàn thành CTGD (xem Bảng 1). Thời điểm bắt đầu được tính từ thời điểm SV nhập học, riêng đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thì tính từ thời điểm SV đạt chuẩn tiếng Anh đầu vào (nhưng không quá một năm tính từ thời điểm nhập học).
- Các học kỳ được phép tạm dừng học, các học kỳ đã học ở trường khác trước khi chuyển về trường ĐHBK đều được tính vào tổng thời gian đào tạo.
Bảng 1. Thời gian đào tạo
Loại hình đào tạo |
Nkh |
Nhkc |
Nmax |
Ghi chú |
Đại học chính quy (bằng 1)
(Từ K.2019 về sau) |
8 |
8 |
12 |
CTĐT Cử nhân/Cử nhân Kỹ thuật |
9-10 |
10 |
14 |
CTĐT Kỹ sư |
|
10 |
12 |
16 |
CTĐT Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV |
|
Đại học chính quy (bằng 1)
(Từ K.2018 về trước) |
8 |
9 |
13 |
Từ K.2014 (Riêng CT Tiên tiến từ K.2009) |
9 |
10 |
14 |
Từ K.2009 đến K.2013 |
|
9 |
11 |
15 |
Riêng ngành Kiến trúc từ K.2014 |
|
10 |
12 |
16 |
Riêng ngành Kiến trúc từ K.2010 đến K.2013 |
|
10 |
12 |
16 |
CTĐT Kỹ sư Chất lượng cao PFIEV |
|
Đại học (Liên kết quốc tế) |
4 |
5 |
7 |
|
Đại học chính quy bằng 2 |
|
6 |
10 |
|
|
7 |
11 |
Riêng ngành Xây dựng |
|
Đại học chính quy liên thông |
4 |
5 |
8 |
|
Đại học VLVH |
9 |
10 |
20 |
|
Đại học ĐTTXa |
9 |
10 |
20 |
|
Cao đẳng |
6 |
7 |
10 |
|
2. Bỏ cụm từ “và tín chỉ học phí” trong tiêu đề của Điều 7.
3. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“7.1 Cách tính học phí
Học phí được tính dựa trên số tín chỉ của môn học, số tiết môn học, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, hoặc được tính theo học kỳ/năm học.
Từ khóa 2018 về trước, học phí của mỗi học kỳ được tính theo số tín chỉ. Học phí được tính riêng cho học kỳ chính, học kỳ hè, học kỳ phụ, diện dự thính và tính bằng tổng số tín chỉ SV có đăng ký học trong học kỳ đó nhân với mức thu cho một tín chỉ và cộng học phí cho các môn có quy định riêng.
Từ khóa 2019, học phí của các học kỳ chính được tính bằng 50% học phí một năm học. Nếu SV học quá số tín chỉ thiết kế tối đa cho từng học kỳ (chính) (xem 9.2), phần tín chỉ vượt sẽ được tính theo số tín chỉ. Trong các trường hợp đặc biệt, khi SV được phép học ít hơn số tín chỉ thiết kế, SV có thể được giảm trừ học phí. Học phí của các học kỳ dự thính được tính theo số tín chỉ.
Mức thu học phí cho một tín chỉ, quy định về mức thu học phí các môn đồ án, thực tập, luận văn, … và các môn có quy định mức học phí riêng do Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quy định cho từng bậc học, hệ đào tạo, hình thức đào tạo cho mỗi học kỳ. Mức thu học phí các chương trình đặc biệt được quy định riêng.”
4. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thêm vào cuối khoản 2, điều 8 quy định sau:
“Cho phép các Khoa yêu cầu xếp số SV tối đa cho một nhóm lớp môn học có thể vượt quy định nói trên.
5. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
SV thực hiện đăng ký môn học theo quy trình và thời gian trong Thông báo đăng ký môn học của mỗi học kỳ được công bố trên trang web Phòng Đào tạo.
Trong mỗi học kỳ chính học tại trường, SV phải đăng ký môn học và có thời khóa biểu chính thức. SV không có thời khóa biểu trong các học kỳ chính sẽ bị buộc tạm dừng học (hoặc SV tự xin tạm dừng học) và không được cấp giấy xác nhận là sinh viên (xem 26.2).
Trong thời gian hè, có thể tổ chức các môn TTTN/TT ngoài trường theo đúng kế hoạch giảng dạy chính thức và đồng thời có tổ chức học kỳ dự thính hè (không bắt buộc) cho SV đăng ký các môn học theo nhu cầu.
SV phải tự đăng ký môn học vào mỗi cuối học kỳ để có thời khóa biểu chính thức cho học kỳ tiếp theo, riêng SV năm 1 được xếp sẵn thời khóa biểu cố định cho học kỳ đầu tiên. SV cần theo dõi kỹ lịch đăng ký môn học của các học kỳ và thực hiện theo đúng quy trình, đúng thời gian.
- Đối với học kỳ chính: thông thường việc đăng ký môn học thực hiện vào tháng 5 cho học kỳ 1, vào tháng 11 cho học kỳ 2.
- Đối với các học kỳ phụ: thông thường việc đăng ký môn học thực hiện vào tháng 9 cho học kỳ dự thính 1, vào tháng 1 cho học kỳ dự thính 2 và vào tháng 5 cho học kỳ dự thính hè. SV không được đăng ký học kỳ dự thính nếu không có TKB học kỳ chính, các trường hợp đặc biệt được xem xét riêng.
Để đăng ký một môn học, SV phải thỏa các điều kiện về môn tiên quyết, môn học trước, môn song hành và các điều kiện ràng buộc khác.
Trong một học kỳ, bao gồm học kỳ chính và các học kỳ phụ đi kèm, chỉ được phép đăng ký một môn học trong một lần duy nhất. Không cho phép tồn tại 2 điểm tổng kết của cùng một mã môn học trong cùng một bảng điểm học kỳ.
9.2. Số tín chỉ thiết kế cho một học kỳ chính
Số tín chỉ thiết kế cho một học kỳ chính được thiết kế trong CTĐT theo hướng phân bổ đều các môn học trong suốt thời gian đào tạo và đảm bảo thời gian học tập, làm việc của sinh viên phù hợp với thời gian làm việc theo quy định của pháp luật. Từ K.2019, số tín chỉ thiết kế tối đa cho một học kỳ chính là 17 TC.
9.3. Số tín chỉ tối đa trong một học kỳ chính
Số tín chỉ tối đa được phép đăng ký trong một học kỳ chính (SốTCmax) là 21 TC. Các trường hợp riêng:
- SV khá giỏi (ĐTBTL ≥ 7,5 hoặc SV lớp KSTN): SốTCmax = 25 TC (Không áp dụng cho HK có TTTN hoặc LVTN/TLTN) và phải được sự đồng ý của BCN Khoa.
- SV chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt-Pháp (PFIEV) từ K.2018 về trước: SốTCmax = 35 TC.
- Các lớp có học kỳ chính mở ngoài giờ không hạn chế SốTCmax mà bị giới hạn bởi quỹ thời gian có thể xếp TKB.
9.4. Số tín chỉ/môn học tối thiểu trong một học kỳ chính
SV chính quy phải đăng ký môn học với khối lượng học tập tối thiểu là:
- 14 TC cho mỗi học kỳ chính, trừ các học kỳ sau thời gian đào tạo theo kế hoạch (Xem Điều 5) và trừ các học kỳ học tiếng Anh của chương trình đào tạo bằng tiếng Anh. Riêng SV có học lực yếu hoặc kém (xếp loại dựa vào ĐTBHK của HK ngay trước HK đăng ký học hoặc ĐTBTL theo Điều 13) thì tối thiểu là 10 TC. Từ K.2018 về trước, cho phép số TC tối thiểu bằng với số TC thiết kế trong CTĐT của học kỳ. Các SV chưa đạt chuẩn AV từng năm, cho phép đăng ký học ít hơn 10 TC.
- 01 môn học cho mỗi học kỳ chính đối với các học kỳ sau thời gian đào tạo theo kế hoạch.
Lưu ý: Riêng số tín chỉ tối thiểu để được xét học bổng khuyến khích học tập được quy định riêng (Xem quy định về học bổng khuyến khích học tập). SV có đăng ký môn học nhưng có ĐTBHK bằng 0 sẽ bị xử lý buộc thôi học do tự ý nghỉ học (Xem 27.2).
9.5. Số tín chỉ/môn học tối đa trong một học kỳ phụ
Trong học kỳ dự thính mở song song học kỳ chính, SV được đăng ký tối đa 4 môn học nhưng không vượt quá 10 TC.
Trong học kỳ dự thính hè, SV được đăng ký tối đa 5 môn học nhưng không vượt quá 12 TC.
9.6. Số tiết đăng ký tối đa trong một ngày trong học kỳ chính
Trong học kỳ chính, SV được đăng ký tối đa 10 tiết trong một ngày.
9.7. Ràng buộc về xếp hạng năm đào tạo SV và môn học được phép đăng ký
Mức độ môn học được định nghĩa như sau:
- Môn năm thứ nhất: dành cho tất cả SV các năm
- Môn năm thứ hai: dành cho các SV từ năm thứ hai trở lên
- Môn năm thứ ba: dành cho các SV từ năm thứ ba trở lên
- Môn năm thứ tư: dành cho các SV từ năm thứ ba và thứ tư trở lên
- Môn năm thứ năm: dành cho các SV từ năm thứ tư và thứ năm trở lên
Nhà trường dùng mã môn học có dạng XXLYYY để phân định năm học, trong đó XX là viết tắt của ngành/Khoa, L là năm thứ và YYY là thứ tự môn học.”
6. Khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“10.5 Giáo dục quốc phòng – An ninh, Giáo dục thể chất
a. Học phần Giáo dục quốc phòng – An ninh (GDQP): các môn học GDQP được tổ chức vào năm thứ nhất hoặc năm thứ hai theo kế hoạch của Trung tâm GDQP – ĐHQG HCM đối với từng đối tượng SV. Học phí do trường ĐHBK thu hộ theo mức quy định của Trung tâm GDQP. Việc học lại học phần GDQP hoặc học lại một số môn thuộc học phần này do SV tự đăng ký trực tiếp với Trung tâm GDQP. Học phần GDQP có thể được xét miễn nếu SV đã có chứng chỉ GDQP ở bậc học tương ứng hoặc đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. (xem 17.4).
b. Học phần Giáo dục thể chất (GDTC): các môn GDTC được tổ chức trong các học kỳ chính hoặc học kỳ phụ tại trường. Từ khóa 2018 về trước, học phí các môn GDTC được tính như các môn học 01 tín chỉ. Từ khóa 2019 về sau, SV được học tối đa 03 môn GDTC trong các học kỳ chính và đã được tính học phí chung theo học kỳ/năm học. Nếu chưa đạt, SV phải học lại và thanh toán học phí các môn GDTC này như các môn học 01 tín chỉ.
Học phần GDTC có thể được xét miễn nếu SV đã có hoàn thành các học phần GDTC (tại trường ĐHBK hoặc các đơn vị khác); có chứng nhận tham gia các môn thể thao đủ yêu cầu tại các đơn vị được quy định; hoặc khi là thành viên tham gia thường xuyên các câu lạc bộ TDTT hay đội tuyển TDTT (của trường ĐHBK hoặc các đơn vị khác); hoặc theo các quy định khác (nếu có). Riêng phần thực hành của học phần GDTC được xét miễn nếu có chỉ định của bác sĩ và giấy xác nhận của bệnh viện (xem 17.4).
Từ K.2018 về trước, SV phải hoàn thành học phần GDTC sau năm 3 để được đăng ký môn học của CTĐT năm 4. Từ K.2019 về sau, SV phải hoàn thành học phần GDTC sau năm 2 để được đăng ký môn học của CTĐT năm 3.”
7. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Môn học đã đăng ký có thể được rút sau khi học kỳ đã bắt đầu cho đến hết tuần thứ 6 của học kỳ chính (hoặc tuần thứ 3 của học kỳ phụ). Môn học được rút sẽ được xóa TKB, xóa tên trong danh sách lớp, không tính vào số tín chỉ đăng ký, không ghi trong bảng điểm và học bạ, ghi điểm RT (17) trong hệ thống và có tính học phí.
Các trường hợp có lý do chính đáng có thể được xem xét rút môn học sau thời gian quy định (xem 17.1), tuy nhiên phải trước tuần thi cuối kỳ và trước khi thi kết thúc môn học.
Việc rút môn học phải đảm bảo số tín chỉ tối thiểu học kỳ như quy định.”
8. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Trường hợp SV có điểm tổng kết môn học không đạt:
- Đối với môn học bắt buộc: SV phải đăng ký học các môn học này ở các học kỳ chính hoặc học kỳ phụ sau đó (xem 5.1).
- Đối với các môn học tự chọn: SV đăng ký học các môn học này hoặc các môn tự chọn khác cùng nhóm để đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ tích lũy của nhóm môn tự chọn.
SV có thể đăng ký học một môn học nhiều lần (học lại) để cải thiện ĐTBTLN.
Lưu ý:
- Tất cả các môn học (học một lần hay nhiều lần, học trong học kỳ chính hay học kỳ phụ) đã đăng ký và có TKB chính thức đều được ghi trong bảng điểm học kỳ (trừ các môn học được phép rút).
- Xem cách tính điểm trung bình học kỳ tại Điều 18.
- Xem cách tính điểm trung bình tích lũy tại Điều 19.
Các môn học dành riêng của các chương trình đặc biệt (PFIEV) được phép tổ chức thi cuối kỳ lần hai. Điều kiện để tham dự kỳ thi này là SV đã đăng ký môn học, tham gia học, tham dự kiểm tra, thi và có điểm tổng kết không đạt khác không, không vắng thi, không bị cấm thi. Điểm của kỳ thi cuối kỳ lần hai được thay thế cho điểm thi cuối kỳ lần một và giữ nguyên các điểm thành phần khác (bài tập, kiểm tra, thí nghiệm, …).
SV VLVH, ĐTTXa có thể được học lại trong các học kỳ dự thính học lại với 50% số tiết và trong một số trường hợp cụ thể được phép thi lần hai theo quyết định của Hiệu trưởng.
SV liên kết quốc tế được học lại với 50% số tiết trong học kỳ cuối trước khi chuyển tiếp.”
9. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“15.2 Điểm thành phần, điểm tổng kết môn học
Trong một môn học có thể có nhiều điểm thành phần như điểm bài tập, điểm kiểm tra, điểm thí nghiệm, điểm tham quan/thực tập cơ sở, điểm bài tập lớn/đồ án, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm thi/bảo vệ cuối kỳ. Kết quả môn học được đánh giá bằng điểm tổng kết môn học, điểm này được tính từ các điểm thành phần theo tỉ lệ đánh giá tương ứng. Môn học có thể quy định một số thành phần (điểm thành phần) là bắt buộc, nghĩa là nếu không hoàn thành khối lượng thành phần này (có điểm thành phần không đạt), SV có thể bị cấm thi.
Phải có tỉ lệ đánh giá cho phần bài tập, thí nghiệm, bài tập lớn, đồ án, tham quan/thực tập cơ sở nếu môn học có bao gồm các phần tương ứng. Các trường hợp đặc biệt phải được Hiệu trưởng xem xét và quyết định. Mỗi môn học phải có ít nhất hai điểm thành phần.
Tỉ lệ đánh giá cho điểm thi cuối kỳ không được nhỏ hơn 50%.
Hình thức kiểm tra, thi cuối kỳ có thể bao gồm viết (viết hoặc/và trắc nghiệm), vấn đáp/bảo vệ, báo cáo bài tập lớn/đồ án hoặc kết hợp của các hình thức này.
Kết quả môn học được đánh giá bằng điểm tổng kết môn học, điểm này được tính từ các điểm thành phần theo tỉ lệ đánh giá tương ứng được quy định trong đề cương môn học. Trường hợp điểm thi cuối kỳ và/hoặc điểm thí nghiệm (nếu có) và/hoặc điểm nhỏ hơn 3 thì điểm tổng kết chính thức được tính là điểm nhỏ nhất trong các điểm: điểm thi cuối kỳ, điểm thí nghiệm và điểm tổng kết tính từ tất cả các điểm thành phần theo tỉ lệ đánh giá.
Các điểm thành phần được làm tròn đến 0,1 và điểm tổng kết môn học được làm tròn đến 0,5 (điểm lẻ dưới 0,25 được làm tròn thành 0,0; điểm lẻ từ 0,25 đến dưới 0,75 được làm tròn thành 0,5; điểm lẻ từ 0,75 đến dưới 1,0 được làm tròn thành 1,0).
Các trường hợp riêng:
- Một số trường hợp chỉ có điểm tổng kết, không có điểm thành phần: môn đồ án, thực tập, học phần tốt nghiệp, … Các môn học đánh giá bằng hình thức bảo vệ thì điểm tổng kết là điểm bảo vệ cuối kỳ. Các môn thí nghiệm tính điểm tổng kết được tính từ điểm của các bài thí nghiệm và /hoặc điểm thi thí nghiệm.
- Điểm tổng kết học phần tốt nghiệp được tính từ trung bình cộng của các điểm cho bởi các thành viên của hội đồng, của người hướng dẫn và của người phản biện và được làm tròn đến 0,01. Các điểm cho bởi các thành viên của hội đồng, của người hướng dẫn và của người phản biện không được lệch nhau quá 2 điểm. Trường hợp lệch quá 2 điểm thì Hội đồng phải hội ý, xem xét để điều chỉnh phù hợp và được quyết định bởi tập thể hội đồng (trong đó, khi bỏ phiếu lấy ý kiến, thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng có trọng số cao hơn 10% so với các thành viên khác của hội đồng). Tất cả các ý kiến và kết luận cuối cùng phải được ghi vào biên bản hội đồng.”
10. Khoản 4 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“15.4 Bảng điểm, học bạ và phụ lục bằng
Trường ĐHBK cấp bảng điểm chính thức khi có yêu cầu. Thông tin trên bảng điểm bao gồm kết quả của tất cả các môn học (thuộc hay không thuộc CTGD của khóa-ngành/chuyên ngành đang theo học) từ đầu khóa học cho đến thời điểm cấp (không tính các môn đã hủy hoặc rút), trong đó gồm các môn học đã đăng ký và có TKB chính thức và các môn học được chuyển điểm/bảo lưu/điểm miễn; ĐTBHK, ĐTBTL, số TCTL, ….
Từ các khóa K2014 về trước, trường ĐHBK cấp học bạ sau khi SV đã tốt nghiệp. Thông tin trên học bạ bao gồm tên ngành/chuyên ngành tốt nghiệp, tên văn bằng được cấp, ĐTBTLN, số TCTLN và các thông tin về kết quả học tập như trên bảng điểm. Học bạ bản chính chỉ được cấp một lần. SV có thể đăng ký in các học bạ bản sao nếu có nhu cầu.
Từ các khóa K2015 về sau, Trường ĐHBK cấp bảng điểm khi SV tốt nghiệp hoặc khi có yêu cầu. Thông tin trên bảng điểm như quy định trên với kết quả học tập được in theo chương trình đào tạo, một môn học xuất hiện một lần duy nhất với điểm số cao nhất (nếu SV học nhiều lần), các môn tích lũy thêm ngoài ngành đào tạo được in thành đề mục riêng. SV đã tốt nghiệp sẽ có thêm các thông tin về ngành/chuyên ngành tốt nghiệp, tên văn bằng được cấp, ĐTBTLN, số TCTLN và tên luận văn tốt nghiệp.
Ngoài ra, Trường ĐHBK có thể cấp bảng điểm học kỳ khi có yêu cầu. Thông tin trên bảng điểm học kỳ như theo quy định trên với các kết quả học tập được in theo từng học kỳ.
Từ học kỳ 1 năm học 2018-2019, SV đã tốt nghiệp được Trường ĐHBK cấp phụ lục bằng. Thông tin trên phụ lục bằng giải thích về bằng, chương trình học, ngành/chuyên ngành và các thành tựu kiểm định của trường và ngành/chuyên ngành đã đạt được. ”
11. Khoản 2 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“17.2 Vắng thi có phép và hoãn thi
a. Vắng các buổi kiểm tra tại lớp: SV liên hệ GV để được xem xét nếu có lý do chính đáng.
b. Vắng các buổi kiểm tra tập trung:
- Trường hợp có quyết định của trường cử đi thi, công tác: SV hoặc đơn vị liên quan đề nghị GV cho lấy một điểm thành phần khác (kể cả điểm thi) làm điểm kiểm tra hoặc GV tổ chức kiểm tra bổ sung và lấy kết quả này làm điểm kiểm tra.
- Trường hợp trùng lịch kiểm tra hoặc khẩn cấp (tang gia, nằm viện, …): SV hoặc người thân làm đơn đề nghị được kiểm tra bổ sung gửi PĐT kèm theo các minh chứng (trường hợp nằm viện phải có giấy nhập viện, không chấp nhận đơn thuốc/sổ khám bệnh/giấy bảo hiểm xã hội/…) trong 5 ngày tính từ ngày vắng kiểm tra (chỉ tính ngày làm việc). PĐT xem xét và thông báo đến GV để tổ chức kiểm tra bổ sung và lấy kết quả này làm điểm kiểm tra.
c. Vắng các buổi thi cuối kỳ:
- Trường hợp trùng lịch thi hoặc có quyết định của trường cử đi thi, công tác: SV hoặc đơn vị liên quan làm đơn đề nghị được hoãn thi gửi PĐT kèm theo các xác nhận cần thiết trước ngày thi. PĐT xem xét và quyết định cho SV nhận điểm Hoãn thi (HT) cho phần điểm tổng kết (hủy các điểm thành phần đã có). SV phải đăng ký thi cuối kỳ trong thời hạn một năm học để lấy kết quả này làm điểm tổng kết thay thế cho điểm HT. Sau thời hạn này, nếu không có điểm thay thế thì điểm HT sẽ chuyển thành điểm vắng thi VT.
- Trường hợp việc khẩn cấp (tang gia, nằm viện, …): SV hoặc người thân làm đơn đề nghị được vắng thi có phép, xin ý kiến của CBGD đang phụ trách SV, gửi PĐT kèm theo các minh chứng (trường hợp nằm viện phải có giấy nhập viện, không chấp nhận đơn thuốc/sổ khám bệnh/giấy bảo hiểm xã hội/…) trong vòng 5 ngày tính từ ngày vắng thi (chỉ tính ngày làm việc). PĐT xem xét và quyết định cho SV nhận điểm Vắng thi có phép (VP) cho phần điểm tổng kết (hủy các điểm thành phần đã có), và chỉ cho phép khi SV không bị cấm thi cuối kỳ hoặc có điểm tổng kết dự kiến đủ điểm đạt (xem 15.2). Từ HK183 về trước, sau khi nhận điểm VP, SV phải đăng ký môn học này ở các học kỳ kế tiếp (không tính học phí một lần trong thời hạn một năm học, kể cả học kỳ dự thính). Từ HK191, sau khi nhận điểm VP, SV phải đăng ký thi cuối kỳ với môn học có mở trong thời hạn một năm học. Nếu SV thi đạt, thì điểm VP này sẽ được chuyển thành điểm Đạt (DT). Trong trường hợp SV thi không đạt, thì điểm thi sẽ được lấy làm điểm tổng kết thay thế cho điểm VP. Điểm VP sẽ không được thay thế bằng điểm các lần học sau và ĐTBTL được tính từ điểm cao nhất của các lần học (xem Điều 18, Điều 19, Điều 14).
- Trong một số trường hợp đặc biệt, SV được xem xét cho tham dự kỳ thi phụ để lấy kết quả thay thế điểm HT hoặc được xét nhận điểm thưởng (xem 17.4).
d. Các lưu ý về hoãn thi và vắng thi có phép:
- Môn học có điểm HT, VP được xem là môn đã học trước khi xét điều kiện đăng ký môn học.
- Không xét HT, VP cho các môn đồ án môn học, thực tập, TTTN, LVTN. Tối đa 5 môn được HT, VP trong một học kỳ, các môn vắng thi còn lại có thể được xem xét rút môn học khi có lý do chính đáng (xem 11.2).
- Các trường hợp vắng thi có lý do đặc biệt khác được PĐT xem xét riêng.
- Riêng các SV đã có quyết định nhận điểm I giữa kỳ hoặc cuối kỳ trước đây (hiện tại không còn áp dụng) và được phép thi xóa điểm I cần theo dõi lịch kiểm tra/thi và đăng ký xóa điểm I tại PĐT. Với các môn không còn tổ chức kiểm tra tập trung, sau khi nhận Phiếu xóa điểm I từ PĐT, SV cần liên hệ Khoa để biết lịch kiểm tra. SV được phép xóa điểm I trong lớp HK chính, dự thính hay lớp hè cùng hệ đào tạo. SV phải dự kiểm tra/thi xóa điểm I ngay khi môn được mở trong vòng một năm kế tiếp, sau thời hạn này điểm I chuyển thành điểm vắng thi VT (tương đương điểm 0).”
12. Mục c, Khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c. Xét miễn học và ghi điểm miễn:
Các môn học trong CTĐT khóa-ngành thỏa điều kiện thì được xét miễn học và ghi điểm miễn (ghi điểm vào mục điểm chuyển/bảo lưu của Bảng điểm/Học bạ). Tổng số tín chỉ được xét miễn không quá 50% tổng số tín chỉ của CTGD.
Các trường hợp được xét miễn học và ghi điểm miễn:
- Đã có điểm đạt môn học tương đương/thay thế ở cùng bậc, hệ đào tạo tại trường ĐHBK trong thời gian đào tạo (tự động xét miễn theo danh mục môn tương đương/thay thế).
- Đã có điểm đạt môn học tương đương ở cùng bậc, hệ đào tạo tại trường trước khi được phép chuyển trường hoặc tại trường đã được phép cử đi học.
- Đã đạt chứng chỉ hoặc đã hoàn tất các học phần chính trị, GDQP, GDTC.
- Đã có điểm đạt các môn học trong khối kiến thức Toán và Khoa học tự nhiên, Kinh tế-Chính trị-Xã hội-Pháp luật ở cùng bậc, hệ đào tạo tại trường ĐHBK trong thời gian đào tạo trước đó của SV nhưng SV chưa tốt nghiệp. Thời gian cho phép miễn môn là tối đa 03 năm kể từ khi sinh viên học đạt.
- Đã có điểm đạt môn học tương đương ở cùng bậc, hệ đào tạo tại các trường khác và đã được trường ĐHBK xác định các môn tương đương trên cơ sở xem xét hai CTĐT của hai trường (áp dụng riêng cho hệ đại học bằng 2).
- Đã có điểm đạt môn học tương đương ở bậc cao đẳng tại ĐHBK và đã được trường ĐHBK xác định các môn tương đương trên cơ sở xem xét hai CTĐT của bậc cao đẳng và bậc đại học (áp dụng riêng cho hệ đại học liên thông).
- Đã có điểm đạt môn học tương đương ở bậc đại học hoặc cao đẳng tại các trường khác và đã được trường ĐHBK xác định các môn tương đương trên cơ sở xem xét hai CTĐT của hai trường (áp dụng riêng cho hệ VLVH và ĐTTXa).”
13. Điều 20, dòng đầu tiên được sửa đổi, bổ sung như sau:
“SV được công nhận tốt nghiệp, được cấp bằng và bảng điểm khi thỏa tất cả các điều kiện sau:”
14. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 24. Xử lý kỷ luật
Các vi phạm sau đây trong quá trình học hoặc trong các kỳ kiểm tra/thi (sau đây gọi chung là thi) sẽ bị xử lý kỷ luật
24.1 Trong khi thi
Trao đổi, quay cóp trong khi làm bài thi: lập biên bản, trừ 30% điểm, tái phạm trong cùng buổi thi, trừ 50% điểm thi, vẫn tiếp tục tái phạm thì đình chỉ thi, do cán bộ coi thi quyết định.
Gây gổ, làm mất trật tự, đe dọa hành hung, hành hung người khác trong phòng thi: đình chỉ thi, do cán bộ coi thi quyết định. Trường hợp nghiêm trọng bổ sung hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật quyết định.
Sử dụng tài liệu, phương tiện thu phát thông tin, làm lộ đề thi: đình chỉ thi, do cán bộ coi thi quyết định. Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, bổ sung hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật quyết định.
Cố tình giữ lại đề thi sau khi có yêu cầu nộp lại đề thi của cán bộ coi thi trong trường hợp đề thi có ghi rõ “nộp lại đề thi sau khi thi”: lập biên bản, trừ ít nhất 50% điểm thi. Trường hợp nghiêm trọng bổ sung hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật quyết định.
Viết, vẽ những nội dung không phù hợp với yêu cầu bài thi vào đề thi, giấy thi, giấy nháp: có thể trừ đến 100% điểm thi. Trường hợp nghiêm trọng bổ sung hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật quyết định.
Thi hộ, nhờ thi hộ: Đình chỉ học tập tất cả sinh viên liên quan, tái phạm sẽ bị buộc thôi học (theo qui chế công tác sinh viên).
Việc trừ điểm do giảng viên giảng dạy hoặc chấm thi thực hiện.
Các trường hợp bị đình chỉ thi, giảng viên phụ trách giảng dạy sẽ cho điểm vắng thi.
24.2 Trong khi học
Đến lớp muộn: Xử lý theo đề cương môn học do cán bộ phụ trách giảng dạy quyết định.
Vắng mặt trên 20% số giờ lên lớp của môn học: Cấm thi, nhận điểm cấm thi, do giảng viên phụ trách môn học đề xuất, Ban chủ nhiệm Khoa ra quyết định.
Vắng mặt từ 01 buổi trở lên các môn thực hành thí nghiệm: Xử lý theo qui định của đề cương môn học, do giảng viên phụ trách giảng dạy quyết định.
Không thực hiện đầy đủ các phần bắt buộc trong môn học theo quy định có trong đề cương môn học: Xử lý theo qui định của đề cương môn học, do giảng viên phụ trách giảng dạy quyết định.
24.3 Gian lận trong học tập
Đạo văn khi làm đồ án môn học, luận văn tốt nghiệp: Trừ từ 50 - 100% số điểm, tùy theo mức độ, do giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện, hội đồng chấm quyết định. Trường hợp nghiêm trọng bổ sung hình thức kỷ luật do hội đồng kỷ luật quyết định.
Làm bài (bài tập, thực hành, đồ án, luận văn, …) hộ, nhờ làm bài hộ: Trừ từ 50 - 100% số điểm của tất cả các sinh viên liên quan, tùy theo mức độ, do CBGD, giảng viên hướng dẫn, giảng viên phản biện, hội đồng chấm quyết định. Trường hợp nghiêm trọng, đình chỉ học tập tất cả sinh viên liên quan, tái phạm sẽ bị buộc thôi học (theo qui chế công tác sinh viên).
Sử dụng chứng chỉ giả, giấy khám chữa bệnh giả, giả mạo chữ ký giảng viên, chữ ký sinh viên khác: xử lý từ khiển trách đến buộc thôi học, do hội đồng kỷ luật quyết định.
24.4 Tái phạm
Các vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nếu tái phạm sẽ bị xử lý với hình thức tăng nặng thêm một bậc.
24.5 Vi phạm một cách có tổ chức
Các vi phạm một cách có tổ chức sẽ bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo đến buộc thôi học, do hội đồng quyết định, đồng thời, báo cáo các cơ quan có trách nhiệm để xử lý theo pháp luật.”
15. Phụ lục 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Phụ lục 1: Quy định về ngoại ngữ (áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt)
1. Kiểm tra trình độ tiếng Anh khi nhập học
- SV phải dự kiểm tra trình độ tiếng Anh (theo định dạng TOEIC) do PĐT tổ chức sau khi nhập học để xếp lớp Anh văn phù hợp với trình độ, nếu đạt kết quả cao sẽ được xét miễn học và ghi điểm miễn.
- Các SV đã có chứng chỉ Anh văn (CCAV) đạt yêu cầu có thể không tham dự kỳ kiểm tra và được đăng ký chuyển điểm cho các môn Anh văn vào cuối mỗi học kỳ (xem mục 5).
- Các SV không tham dự sẽ không được xếp TKB các môn Anh văn nhưng vẫn được xếp TKB các môn học khác theo chương trình đào tạo.
Cách xếp lớp Anh văn
Điểm kiểm tra |
Xếp lớp |
Miễn học |
< 300 |
Anh văn cơ bản |
|
300 – 345 |
Anh văn 1 |
|
350 – 395 |
Anh văn 2 |
Anh văn 1 |
400 – 445 |
Anh văn 3 |
Anh văn 1, 2 |
450 – 495 |
Anh văn 4 |
Anh văn 1, 2, 3 |
≥ 500 |
|
Anh văn 1, 2, 3, 4 |
2. Chuẩn tiếng Anh trong quá trình học:
a) SV phải đạt các chuẩn tiếng Anh sau mỗi năm học để được đăng ký các môn học tiếp theo:
SV phải đạt chuẩn tiếng Anh sau năm 1, 2, 3 để được đăng ký các môn học thuộc CTĐT năm 2, 3, 4 (tương ứng). Riêng các môn đại cương, chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng không yêu cầu chuẩn tiếng Anh.
Trường hợp SV không đạt chuẩn tiếng Anh sau năm 1 thì sẽ không được đăng ký các môn học thuộc CTĐT năm 2, 3 và 4, mà chỉ được đăng ký các môn học thuộc CTĐT năm 1 và các môn môn đại cương, chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Tương tự cho trường hợp không đạt chuẩn tiếng Anh sau năm 2, 3.
b) Để đạt chuẩn tiếng Anh sau mỗi năm học, SV cần đạt ít nhất một trong ba điều kiện sau:
- Đã hoàn thành (đạt điểm từ 5 trở lên hoặc điểm miễn MT) môn Anh văn (theo Bảng quy định ở mục c)
- Đăng ký dự kỳ kiểm tra tiếng Anh định kỳ (theo định dạng TOEIC) do PĐT tổ chức hoặc kỳ kiểm tra xếp lớp tiếng Anh khi nhập học và đạt mức điểm theo Bảng quy định ở mục c.
- Đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (TOEIC, TOEFL iBT, TOEFL ITP, IELTS, BULATS, KET, PET, FCE, CAE) hoặc chứng chỉ VNU-EPT với mức điểm theo Bảng quy định ở mục c.
Xem hướng dẫn cách đăng ký nộp chứng chỉ ngoại ngữ và cách đăng ký tham dự trình độ tiếng Anh trên trang web PĐT.
c) Bảng quy định chuẩn tiếng Anh sau mỗi năm học:
Áp dụng từ khóa 2015 trở về trước:
Bậc, hệ đào tạo |
Chuẩn tiếng Anhsau năm 2 |
Đại học chính quy (CT đại trà; CT tài năng)
Cao đẳng chính quy |
250
|
Đại học VLVH, ĐTTXa |
250
hoặc đạt môn AV250 |
Áp dụng cho các khóa 2016 và 2017:
Bậc, hệ đào tạo |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Đại học chính quy
(CT đại trà) |
250
|
350 |
400 |
Đại học chính quy
(CT tài năng K.2016) |
250
|
350 |
400 |
Đại học chính quy
(CT tài năng K.2017) |
350
hoặc đạt môn Anh văn 1 |
500 |
600
hoặc đạt môn Anh văn 4 từ 8.0 trở lên |
Cao đẳng chính quy |
250 |
300 |
- |
Đại học VLVH, ĐTTXa |
- |
250
hoặc đạt môn AV250 |
300
hoặc đạt môn AV300 |
Áp dụng cho khóa 2018:
Bậc, hệ đào tạo |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Đại học chính quy
(CT đại trà) |
350
hoặc đạt môn Anh văn 1 |
450 |
500 |
Đại học chính quy
(CT tài năng) |
350
hoặc đạt môn Anh văn 1 |
500 |
600 |
Đại học VLVH, ĐTTXa |
- |
300
hoặc đạt môn AV300 |
450
hoặc đạt môn AV450 |
Áp dụng từ khóa 2019 trở về sau:
Bậc, hệ đào tạo |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Đại học chính quy (CT đại trà) |
350
hoặc đạt môn Anh văn 1 |
450 |
550 |
Đại học chính quy (CT tài năng) |
350
hoặc đạt môn Anh văn 1 |
500 |
650
hoặc đạt môn Anh văn 4 từ 9.0 trở lên |
Đại học VLVH, ĐTTXa |
- |
350
hoặc đạt môn AV350 |
500
hoặc đạt môn AV500 |
Các mức điểm trong các bảng trên là điểm tối thiểu phải đạt từ kết quả kỳ kiểm tra trình độ tiếng Anh khi nhập học, kỳ kiểm tra tiếng Anh định kỳ (theo định dạng TOEIC) do PĐT tổ chức, chứng chỉ TOEIC (Listening & Reading) hoặc các chứng chỉ tương đương khác được quy định tại mục 4, hoặc học đạt các môn học bổ sung theo định hướng TOEIC 350-400-450-500-550.
- Riêng SV Lào và Campuchia, không có yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ trong quá trình học nhưng vẫn phải hoàn thành các môn Anh văn có trong chương trình đào tạo.
3. Chuẩn tiếng Anh khi nhận Luận văn tốt nghiệp (LVTN) và khi tốt nghiệp
a) SV phải đạt chuẩn tiếng Anh để được nhận LVTN và xét tốt nghiệp:
SV phải có chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh quốc tế (TOEIC, TOEFL iBT, TOEFL ITP, IELTS, BULATS, KET, PET, FCE, CAE) hoặc chứng chỉ VNU-EPT đạt chuẩn để đủ điều kiện nhận LVTV và xét tốt nghiệp.
Bậc, hệ đào tạo |
Chuẩn tiếng Anh |
Chuẩn tiếng Anh |
Đại học chính quy (CT đại trà) |
450 (từ K.2009 đến K.2015)
500 (từ K.2016 đến K.2018)
550 (từ K.2019 trở đi) |
450 (từ K.2009 đến K.2014)
500 (từ K.2016 đến K.2018)
550 (từ K.2019 trở đi) |
Đại học chính quy (CT tài năng) |
450 (từ K.2016 về trước)
600 (từ K.2017 đến K.2018)
650 (từ K.2019 trở đi) |
550 (từ K.2013 đến K.K2016)
600 (từ K.2017 đến K.2018)
650 (từ K.2019 trở đi) |
Cao đẳng chính quy |
350 |
400 |
Đại học VLVH, ĐTTXa |
350 (từ K.2017 về trước)
hoặc đạt môn AV350
450 (K.2018)
hoặc đạt môn AV450
500 (từ K.2019)
hoặc đạt môn AV500 |
400 (từ K.2017 về trước)
hoặc đạt môn AV400
450 (K.2018)
hoặc đạt môn AV450
500 (từ K.2019)
hoặc đạt môn AV500 |
Đại học chính quy Bằng 2 |
Học chương trình đào tạo của Khóa nào thì áp dụng quy tắc của Khóa đó. |
Các mức điểm trong bảng trên là điểm tối thiểu phải đạt từ chứng chỉ TOEIC (Listening & Reading) hoặc các chứng chỉ tương đương khác được quy định tại mục 4.
b) Quy định về kỹ năng tiếng Anh:
- Chuẩn tiếng Anh nhận LVTN chấp nhận các chứng chỉ tiếng Anh 2 kỹ năng và chứng chỉ tiếng Anh 4 kỹ năng.
- Chuẩn tiếng Anh xét tốt nghiệp (Áp dụng cho bậc đại học chính quy từ khóa 2013 trở đi): phải đạt 4 kỹ năng (Reading, Listening, Speaking, Writing)
+ Các chứng chỉ tiếng Anh 4 kỹ năng được chấp nhận: TOEFL iBT, IELTS, KET, PET, FCE, CAE, VNU-EPT
+ Các chứng chỉ tiếng Anh 2 kỹ năng (Listening & Reading) TOEIC, TOEFL ITP, BULATS được chấp nhận với điều kiện phải đạt thêm một trong các chứng chỉ sau:
* Chứng chỉ TOEIC Speaking & Writing với mức điểm tối thiểu là 200. Riêng chương trình tài năng là 245.
* Chứng chỉ BULATS Speaking & Writing với mức điểm tối thiểu là 6.0
* Đồi với các khóa từ 2013 đến 2017, cho phép dự thi kỹ năng Speaking & Writing của Trung tâm Ngoại ngữ của Trường Đại học Bách Khoa với mức Đạt, tương đương mức điểm 200, riêng chương trình tài năng là mức “Đạt TN”, tương đương mức điểm 245.
c) Các trường hợp khác:
- Các SV đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh được xem là đạt chuẩn tiếng Anh để xét nhận LVTN và xét tốt nghiệp.
- Đối với các SV Lào và Campuchia, không có yêu cầu về chuẩn ngoại ngữ khi nhận LVTN và xét tốt nghiệp (theo công văn 7500/BGDĐT-GDĐH ngày 15/10/2013).
- Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hiệu trưởng quyết định.
4. Chuẩn tiếng Anh cho SV học bằng thứ hai đã tốt nghiệp bằng thứ nhất tại trường ĐHBK và SV chính quy chuyển sang hình thức VLVH
Sinh viên học đại học bằng thứ hai, đã tốt nghiệp đại học bằng thứ nhất tại trường ĐHBK không quá 02 năm, tại thời điểm trúng tuyển đại học bằng thứ hai, được phép dùng kết quả kiểm tra tiếng Anh kỹ năng Speaking & Writing và chứng chỉ tiếng Anh ở quá trình học đại học bằng thứ nhất để xét các chuẩn tiếng anh của chương trình đào tạo vừa trúng tuyển.
Sinh viên chính quy chuyển sang hình thức VLVH, trong thời hạn không quá 02 năm kể từ thời điểm thôi học chương trình chính quy, tại thời điểm trúng tuyển hình thức VLVH, được xét các chuẩn tiếng Anh của chương trình đào tạo mới trúng tuyển dựa trên:
+ Kết quả kiểm tra trình độ tiếng Anh tại thời điểm nhập học của chương trình chính quy.
+ Kết quả kiểm tra tiếng Anh theo định hướng TOEIC.
+ Kết quả các môn học Anh văn theo định hướng TOEIC.
+ Các chứng chỉ tiếng Anh trong quá trình học chương trình chính quy.
5. Chuyển điểm các môn ngoại ngữ và bảng quy đổi tương đương các chứng chỉ
SV đạt yêu cầu được đăng ký chuyển điểm các môn Anh văn, Pháp văn như sau (xem hướng dẫn cách đăng ký nộp chứng chỉ ngoại ngữ và cách đăng ký chuyển điểm cho các môn ngoại ngữ trên trang web PĐT).
a) Các môn Anh văn:
- Bảng quy đổi tương đương và chuyển điểm áp dụng từ HK1/2017-2018
Các chứng chỉ Anh văn quốc tế |
VNU- EPT |
Các môn Anh văn |
|||||||||||
TOEIC
Listening & Reading |
TOEFL
ITP |
TOEFL
iBT |
IELTS |
BULATS |
KET |
PET |
FCE |
CAE |
AV1 |
AV2 |
AV3 |
AV4 |
|
350 |
417 |
35 |
3.0 |
30 |
Merit |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
360 |
420 |
36 |
|
31 |
|
|
|
|
|
5.5 |
|
|
|
370 |
423 |
37 |
|
32 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
380 |
427 |
38 |
|
33 |
|
|
|
|
|
6.5 |
|
|
|
390 |
430 |
39 |
|
34 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
400 |
433 |
40 |
3.5 |
35 |
|
|
|
|
|
7.5 |
5 |
|
|
410 |
440 |
42 |
|
36 |
|
|
|
|
|
8 |
5.5 |
|
|
420 |
447 |
44 |
|
37 |
|
|
|
|
|
8.5 |
6 |
|
|
430 |
453 |
46 |
|
38 |
|
|
|
|
|
9 |
6.5 |
|
|
440 |
460 |
48 |
|
39 |
|
|
|
|
|
9.5 |
7 |
|
|
450 |
463 |
50 |
4.0 |
40 |
Distinc-tion |
Pass
|
Level B1 |
|
218 |
10 |
7.5 |
5 |
|
460 |
467 |
51 |
|
42 |
|
|
|
|
|
10 |
8 |
5.5 |
|
470 |
470 |
52 |
|
44 |
|
|
|
|
|
10 |
8.5 |
6 |
|
480 |
473 |
53 |
|
45 |
|
|
|
|
|
10 |
9 |
6.5 |
|
490 |
477 |
54 |
|
46 |
|
|
|
|
|
10 |
9.5 |
7 |
|
500 |
480 |
55 |
4.5 |
47 |
|
Merit |
|
|
234 |
10 |
10 |
7.5 |
5 |
525 |
490 |
57 |
|
49 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
8 |
5.5 |
550 |
497 |
59 |
|
51 |
|
|
|
|
250 |
10 |
10 |
8.5 |
6 |
575 |
500 |
61 |
|
53 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
9 |
6.5 |
600 |
510 |
64 |
5.0 |
54 |
|
|
|
|
260 |
10 |
10 |
9.5 |
7 |
620 |
517 |
66 |
|
56 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
10 |
7.5 |
630 |
520 |
68 |
|
58 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
10 |
8 |
640 |
523 |
69 |
|
60 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
10 |
8.5 |
650 |
527 |
70 |
5.5 |
62 |
|
Distinc |
Grade C
|
Level B2
|
270 |
10 |
10 |
10 |
9 |
675 |
537 |
75 |
|
64 |
|
|
|
|
|
10 |
10 |
10 |
9.5 |
700 |
550 |
79 |
6.0 |
67 |
|
|
Grade B;
Grade A |
Grade C; Grade B; Grade A; |
280 |
10 |
10 |
10 |
10 |
- Trường hợp đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh
Các sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh được miễn và chuyển điểm 10 cho 4 môn Anh văn.
b) Các môn Pháp văn:
+ DELF B1, B2: quy đổi 10 điểm cho các môn Pháp văn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
+ DELF A2: quy đổi 10 điểm cho các môn Pháp văn 1, 2
+ Tú tài Pháp hoặc Tốt nghiệp phổ thông chương trình Song ngữ và tăng cường tiếng Pháp: quy đổi 10 điểm cho các môn Pháp văn 1, 2
Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hiệu trưởng quyết định."
16. Bổ sung Phụ lục 3 như sau:
"Phụ lục 3: Quy định về kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin
1. Chuẩn kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin
Từ khóa 2019, SV các chương trình đại trà phải đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) cơ bản hoặc nâng cao hoặc các chứng chỉ quốc tế IC3 hoặc MOS. SV các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao phải đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng Công nghệ thông tin nâng cao hoặc chứng chỉ quốc tế IC3 hoặc MOS.
2. Các điều kiện ràng buộc
SV phải đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản sau năm 1 để được đăng ký các môn học thuộc CTĐT năm 2.
SV các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao phải đạt chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao sau năm 3 để được đăng ký môn LVTN.
3. Cách thức đạt chuẩn
- SV tham dự các kỳ kiểm tra kỹ năng ứng dụng CNTT nội bộ, không cấp chứng chỉ, do PĐT hoặc VPĐTQT phối hợp với các Trung tâm đào tạo trong trường ĐHBK tổ chức và đạt chuẩn. SV các chương trình đại trà được dự kiểm tra duy nhất một lần. SV các chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao được dự kiểm tra miễn phí một lần cho kỹ năng ứng dụng CNTT cơ bản và miễn phí một lần cho kỹ năng ứng dụng CNTT nâng cao. SV có nhu cầu nhận chứng chỉ, sẽ không được miễn phí và phải nộp lệ phí dự thi theo quy định của đơn vị tổ chức.
- SV nộp các chứng chỉ kỹ năng ứng dụng CNTT hợp lệ từ các cơ sở có chức năng cấp chứng chỉ của nhà trường và của các đơn vị khác hoặc các chứng chỉ quốc tế về CNTT.
Nhà trường khuyến khích các SV có chứng chỉ CNTT khi tốt nghiệp ra trường.
4. Chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT cho SV học bằng thứ hai đã tốt nghiệp bằng thứ nhất tại trường ĐHBK và SV chính quy chuyển sang hình thức VLVH
- Sinh viên học đại học bằng thứ hai, đã tốt nghiệp đại học bằng thứ nhất tại trường ĐHBK không quá 02 năm, và Sinh viên chính quy chuyển sang hình thức VLVH, trong thời hạn không quá 02 năm kể từ thời điểm thôi học chương trình chính quy, tại thời điểm trúng tuyển đại học bằng thứ hai hay trúng tuyển hình thức VLVH, được phép dùng kết quả kiểm tra kỹ năng ứng dụng CNTT nội bộ ở quá trình học đại học bằng thứ nhất để xét chuẩn kỹ năng ứng dụng CNTT của chương trình đào tạo vừa trúng tuyển.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ học kỳ 1 năm học 2019-2020. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Trưởng các phòng ban, Trưởng khoa, Giám đốc trung tâm đào tạo và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.