Khoa điện-điện tử
KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ |
|||||||||||||||
|
|||||||||||||||
|
|
I. TỔNG QUAN
Được thành lập vào năm 1957, khoa Điện – Điện tử là một trong bốn khoa đầu tiên của Trung tâm kỹ thuật quốc gia Phú Thọ. Hiện nay, với gần 140 giảng viên và hơn 3500 sinh viên các bậc học, khoa Điện – Điện tử trở thành một trong các khoa lớn nhất của Trường Đại học Bách Khoa về số lượng sinh viên, đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất. Khoa đã là nguồn cung cấp cán bộ kỹ thuật góp phần giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long trong hơn 50 năm qua. Hoạt động đào tạo luôn cập nhật những chương trình đổi mới, sáng tạo của các trường đại học nổi tiếng thế giới nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng phù hợp tập trung trong các lĩnh vực: Điện tử-Viễn thông, Điều khiển Tự động và Hệ thống năng lượng. Khoa cũng khuyến khích việc trao đổi kiến thức, hợp tác và tăng cường mối quan hệ đại học - doanh nghiệp trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhân lực chất lượng cao cho các ngành này tại Việt Nam với môi trường làm việc đầy thử thách của thế kỷ 21. Thông qua các chiến lược về hoạch định giáo dục theo hướng lấy sinh viên làm trung tâm, Khoa Điện – Điện tử đang trong giai đoạn phát triển lên một cấp độ cao hơn nhằm giảm khoảng cách về tiêu chuẩn đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực Điện – Điện tử giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Đễ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu chuyên môn, khoa đã xây dựng các phòng thí nghiệm nghiên cứu nâng cao với trang thiết bị đa dạng và hiện đại. Bên cạnh các phòng thí nghiệm cấp bộ môn, khoa còn có ba phòng thí nghiệm và xưởng thực hành cấp khoa phục vụ cho việc thực hành và nghiên cứu của sinh viên, cán bộ nghiên cứu và giảng dạy như: phòng máy tính, phòng thí nghiệm máy điện, xưởng điện và xưởng điện tử.
Lãnh vực nghiên cứu
- Wavelets, Filter Bank, mạng nơron ứng dụng trong xử lý ảnh.
- Anten thông minh, MIMO, OFDM và mã hoá kênh truyền trong thông tin không dây và di động.
- Lý thuyết điều khiển tự động, điều khiển logic mờ, mạng nơron, các hệ chuyên gia, các ứng dụng SCADA trong điều khiển.
- Thị giác nhân tạo cho robot và giám sát tự động, xử lý tiếng nói tự động.
- Logic mờ, các hệ chuyên gia, ứng dụng mạng nơron trong phân tích, quy hoạch, chuẩn đoán và đánh giá hệ thống năng lượng.
- Mô hình, mô phỏng và xử lý số cho máy điện và truyền động, chuyển đổi năng lượng, điện tử công suất.
- Lý do chọn khoa Điện-Điện Tử
- Các ngành của khoa Điện-Điện tử
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC