Khoa Công nghệ vật liệu
KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU |
|||||||||||||||
|
|||||||||||||||
|
|
I. TỔNG QUAN
Khoa Công nghệ vật liệu được thành lập tháng 6 năm 2001. Mặc dù là khoa trẻ nhưng Khoa Công nghệ vật liệu đã chứng tỏ là đơn vị nghiên cứu và đào tạo xuất sắc so với các khoa khác của trường. Khoa Công nghệ vật liệu chuyên trách phát triển nguồn nhân lực và công nghệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu. Mục tiêu tiên quyết của khoa là trang bị các kỹ năng và kiến thức cơ bản về khoa học và công nghệ vật liệu cho sinh viên, chuẩn bị hành trang nghề nghiệp để sau khi ra trường sinh viên khoa Công nghệ vật liệu có đủ khả năng và bản lĩnh đảm đương các nhiệm vụ nghiên cứu và cải tiến công nghệ vật liệu trong nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển các loại vật liệu mới, Khoa định hướng và thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về vật liệu tiên tiến và công nghệ sản xuất mới.
Hiện nay, tổng số cán bộ chuyên môn của khoa là 47. Với sự nhiệt tình, sáng tạo và năng động, đội ngũ cán bộ chuyên môn của khoa đang vươn tới mục tiêu phát triển khoa Công nghệ vật liệu thành đơn vị đào tạo và nghiên cứu hàng đầu đất nước về lĩnh vực công nghệ vật liệu. Để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo, Khoa đã thành lập 5 phòng thí nghiệm trang bị hiện đại có khả năng thực hiện các thí nghiệm và thử nghiệm với các lọai vật liệu và công nghệ tiên tiến.
Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm
- Vật liệu tiên tiến: Vật liệu cấu trúc Nano, Vật liệu bán dẫn, Vật liệu áp điện, Vật liệu siêu dẫn
- Bột nano kim loại, Vật liệu chuyển hoá và hấp thu năng lượng sóng điện từ, Vật liệu và Hợp kim độ bền cao, Các phương pháp gia công kim loại có độ chính xác cao và giảm ô nhiễm môi trường.
- Ăn mòn và bảo vệ vật liệu
- Các phương pháp đúc đặc biệt có giá trị cao và giảm ô nhiễm môi trường.
- Vật liệu sinh học, Polyme tính năng cao, Polyme bland, Polyme cảm quang, Composite và Nano composite, Cao su và các sản phẩm từ cao su.
- Gốm sứ, Vật liệu xốp, vật liệu chịu lửa, Phụ gia ximăng, Chất màu có cấu trúc nano.