Khoa kỹ thuật Xây dựng

Khoa kỹ thuật Xây dựng

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

  • Bộ môn Công trình
  • Bộ môn Địa Cơ Nền Móng
  • Bộ môn Sức Bền Kết Cấu
  • Bộ môn Kiến Trúc
  • Bộ môn Thi công
  • Bộ môn Cầu Đường
  • Bộ môn Vật liệu xây dựng
  • Bộ môn Cơ Lưu Chất
  • Bộ môn Cảng – Công trình biển
  • Bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước
  • Bộ môn Địa Tin học
  • Bộ môn Hình hoạ - Vẽ Kỹ thuật
Văn phòng : B6 – 268 Lý Thường Kiệt, Q10, TP. HCM
Điện thoại : (84.8) 8 650 714 – Ext: 5585
Fax : (84.8) 8 650 714
Website : http://www.dce.hcmut.edu.vn
Email : welcome@dit.hcmut.edu.vn
Trưởng khoa : TS. Nguyễn Minh Tâm
Email của Trưởng khoa : nmtam@hcmut.edu.vn

I. TỔNG QUAN

Khoa Kỹ thuật xây dựng tiền thân là trường Cao đẳng xây dựng được thành lập vào năm 1911 tại Hà Nội và đến năm 1957, Khoa được đặt tại trung tâm Kỹ thuật Quốc gia Phú Thọ - Sài Gòn. Kể từ đó, Khoa ngày càng khẳng định là trung tâm đào tạo và nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam.  Khoa đã có nhiều đóng góp quan trọng vào ngành công nghiệp xây dựng và đặc biệt là công cuộc tái xây dựng đất nước sau chiến tranh thông qua các dự án xây dựng đường xá, cầu cống, nhà máy... Hiện nay, Khoa Xây dựng là khoa lớn nhất trường xét về qui mô đào tạo. Vai trò của Khoa là đào tạo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Kỹ thuật xây dựng và tiến hành các đề tài nghiên cứu tiên tiến có tính ứng dụng cao phục vụ xã hội.

Gần 200 cán bộ chuyên môn và quản lý tận tụy của Khoa luôn tâm niệm truyền thống: “Vươn tới sự xuất sắc” . Vì vậy, chất lượng đào tạo luôn là mối quan tâm hàng đầu của khoa.

Khoa thành lập 7 phòng thí nghiệm trang bị hiện đại, 2 trung tâm nghiên cứu để phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp  đào tạo bậc đại học và sau đại học, cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng cho xã hội.

- Thông tin phân ngành

- Các lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm:

  • Kết cấu thép, Kết cấu bê tông
  • Tối ưu hoá và độ bền kết cấu
  • Tự động hoá trong tiến độ thi công công trình xây dựng và Quản lí dự án.
  • Ổn định nền đất yếu dưới công trình đắp theo thời gian.
  • Cầu bê tông ứng lực trước, Kết cấu đường hầm, nền móng, mố trụ.
  • Sử dụng các chất thải rắn sản xuất vật liệu xây dựng.
  • Động lực học sông biển, Mô hình sóng, dòng chảy.
  • Đáp ứng của công trình dưới tác động của tảitrọng do sóng.
  • GIS, Viễn thám, nghiên cứu địa chính, bản đồ và trắc địa.