Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông

Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG

Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn/

Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông thuộc nhóm ngành Xây dựng.

Ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông có 01 chuyên ngành : Cầu đường.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ Thuật Xây Dựng Công Trình Giao Thông là bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về xây dựng các Công Trình Giao Thông (cầu, đường, đường cao tốc, đường hầm, sân bay …) ngày càng lớn.

Chương trình đào tạo những kỹ sư có chuyên môn, kỹ năng tốt, để Xây dựng công trình Cầu đường, để giải quyết các vấn đề về giao thông (kẹt xe, hệ thống giao thông thông minh, tổ chức giao thông trong các khu đô thị mới, …).

Người học có khả năng sau trong lĩnh vực Xây dựng Cầu đường:

- Tư vấn, phản biện các vấn đề kỹ thuật xây dựng.

- Khảo sát, thiết kế các công trình.

- Tổ chức và quản lý thi công.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Theo đánh giá độc lập của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2009, Việt Nam xếp thứ 111 trong số các quốc gia trên thế giới về chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, đứng sau hầu hết các nước trong khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, làm giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Do đó nhu cầu việc làm rất lớn.   

  •  Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

Nghiên Cứu Ứng Dụng Công Nghệ Phụt Vữa Cao Áp (Jet Grouting) ở TP. HCM, và Thiết Kế & Chế Tạo Hệ Thống Tự Động Lưu Trữ & In Ấn Quá Trình Vận Hành Thiết Bị Jet Grouting, KC.03.TN.15/11-15, 01/2012-12/2012.

Ứng Dụng Công Nghệ Đất Trộn Xi Măng Để Xây Dựng Đường GTNT ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, AUN/SEED-NET CRI 1101, 10/2011-03/2013.

Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Đường Ven Sông Trên Đất Yếu ở An Giang: Thực Nghiệm Hiện Trường JICA-SUPREM B3-01 (B2-02 Giai Đoạn 2), 7/2011-8/2012.

Nghiên Cứu Chống Sạt Lở Đường Ven Sông Trên Đất Yếu ở An Giang, JICA SUPREM B2-02, 7/2010-8/2011.

Nghiên cứu ảnh hưởng của Styrene-Butadiene-Styrene đến sự làm việc chịu lún trồi của mặt đường bê tông nhựa, 2015.

Nghiên cứu ứng dụng xỉ thép trong xây dựng móng và nền đường ô tô ở Việt Nam (Research on Application of Iron and Steel Slag to Road Construction Material in Vietnam), Hợp tác ĐHBK với JFE Steel Corp., 2013-2014.

A research plan for development of a pavement system against road flood and collapse, Hợp tác ĐH Sejong & Ministry of Land, Transportation, Maritime, 2012-2012.

Lê Bá Khánh, Hệ số sức kháng của cọc đơn chịu tải dọc trục trong công trình cầu huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Xây dựng, T.10, , 2015, ISSN 1755-0750

Phan Tran Thanh Truc, Le Ba Khanh, Analysis Of Highway Slope Failure At Hoang Sa Highway, Along Son Tra Peninsula, Da Nang City: Causes And Solutions, Tạp chí Xây dựng, T.9, , 2015, ISSN 1755-0750

Lê Bá Khánh, Phạm Huy Tài, Trạng thái ứng suất biến dạng của đài cọc của móng cọc khoan nhồi ứng dụng cho trụ cầu khi có và không có xét đến sự làm việc của đất nền, Tạp chí Xây dựng, T.8, , 2015, ISSN 1755-0750

Đề xuất khả năng ứng dụng cầu thép trong xây dựng hạ tầng giao thông ở khu vực phía Nam, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM, T-KTXD-2014-59, 2014-2015.

Nghiên cứu cơ chế làm việc và khả năng ứng dụng của giải pháp "Metal road" trong việc nâng cấp và mở rộng đường sườn dốc ở khu vực miền núi, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM, T-KTXD-2013-54, 2013-2014.

Nghiên cứu ứng dụng thép chịu thời tiết (Weathering steel) trong xây dựng cầu ở khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Bách Khoa Tp.HCM, T-KTXD-2012-49, 2012-2013.

  • Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

D. T. Dang, E. Iwasaki and M. Nagai, (2006), “A Numerical Method for Determination of Cable tension on Cable structures”, Journal of Applied Mechanics, JSCE, Vol.9, pp.195-202.

D. T. Dang, E. Iwasaki and M. Nagai, (2005), “A Numerical Method for Shape finding of Cable structures”, Journal of Applied Mechanics, JSCE, Vol.8, pp.133-142.

D.T. Dang, E. Iwasaki and M. Nagai, (2005), “Shape Finding based on Equi-tension field and Structural Analysis for Cable Structures”, Journal of Structural Engineering, JSCE, Vol.51A, pp.265-276.

Manh Tuan Nguyen, Hyun Jong Lee, and Jongeun Baek, Fatigue analysis of asphalt concrete under indirect tensile mode of loading using crack images, ASTM Journal of Testing and Evaluation , Volume 41 Issue 1, 1-11, 2013.

Te U Kim , Dae Young Kim , Manh Tuan Nguyen , and Hyun Jong Lee , A study on the physical characteristics of acryl concretes for thin bridge deck pavement, Journal of the Korea Highway, No 3 Section 11, 1-11, 2009.

Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng quan về cấu tạo tường chắn đất có cốt và một số công trình ứng dụng tường chắn đất có cốt, Tạp chí Cầu đường Việt Nam, Số 4, 28-32, 2006.

Nguyễn Mạnh Tuấn, Ứng dụng mặt đường bê tông nhựa rỗng trong thoát nước đường đô thị, Tạp chí Cầu đường Việt Nam, Số 6, 10-14, 2006.

Manh Tuan Nguyen, Hyun Jong Lee, Jongeun Baek, and Sik Eom Byung, Fatigue performance of warm mix asphalt mixtures under indirect tensile mode of loading, International Pavement Engineering Conference, 2012, Busan - South Korea.

Nguyễn Mạnh Tuấn, Khả năng làm việc chịu mỏi của bê tông nhựa ấm có phụ gia bằng thí nghiệm kéo gián tiếp dưới tác dụng tải trọng trùng phục, Hội nghị khoa học và công nghệ lần 13, 2013, Hồ Chí Minh - Việt Nam.

Minh. C. C., and Huynh, N., Planning-Level Tool for Assessing and Optimizing Marine Container Terminal Gate Layout. In Transportation Research Record: Journal of the Transportation Research Board, 2014, No. 2409, pp. 31-39.

Minh, C.C., N. Huynh, M. Chowdhury, J. Ogle, W. Sarasua, and W. Davis. Impact of Minimum Driveway Spacing Policies on Safety Performance: An Integrated Traffic MicroSimulation and Automated Conflict Analysis. International Journal of Transportation Science and Technology, 2014, Vol. 3, No. 3, pp. 249-264.

Minh, C.C., Sano, K., Matsumoto, S. Maneuvers of Motorcycles in Queues at Signalized Intersections. Journal of Advanced Transportation, Vol. 46, pp. 39-53, 2012. 

Minh, C.C., Nguyen, H.D., The Traffic Impact Assessment to the Project of Nguyen Hue Walking Street. Journal of Eastern Asia Society for Transportation Studies, Vol.9, pp. 468-482, Oct. 2011. 

Minh, C.C., Sano, K., Matsumoto, S. The Delay Estimation under Heterogeneous Traffic Conditions. Journal of Eastern Asia Society for Transportation Studies, Vol. 8, pp. 1583-1595, Sep. 2010.

Minh, C.C., Sano, K., Mai, T.T., Matsumoto, S. Development of Motorcycle Unit (MCU) For Motorcycle-Dominated Traffic. Journal of Eastern Asia Society for Transportation Studies, Vol. 8, pp. 1596-1608, Sep. 2010.

Nguyen CT, Moon J, Lee HE, (2012), "Flexural-torsional buckling strength of I-girders with discrete torsional braces under various loading conditions", Engineering Structures, Volume 36, pp337-350

Nguyen CT, Moon J, Lee HE, (2011), "Natural frequency for torsional vibration of simply supported steel I-girders with intermediate bracings", Thin-Walled Structures, Volume 49(4), pp534-542

Nguyen CT, Moon J, Lee HE, (2010), "Lateral-torsional buckling of I-girders with discrete torsional bracings", Journal of Constructional Steel Research, Volume 66, pp170-177

- Các điểm đặc biệt

  • Chương trình đào tạo được xây dựng theo phương pháp tiếp cận CDIO và chuẩn đầu ra ABET.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH:  Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.