Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp

NGÀNH KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP THUỘC KHOA CƠ KHÍ


Website Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp: http://ise.fme.hcmut.edu.vn/
Website Khoa Cơ khí: http://www.fme.hcmut.edu.vn

Giới thiệu về ngành kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp:

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Systems Engineering – ISE) có nhiều ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các tổ chức sản xuất hay dịch vụ, tổ chức chính phủ hay phi chính phủ. Chương trình đào tạo trang bị các kiến thức quản lý và điều hành hệ thống sản xuất hay dịch vụ, quản lý vật tư và hoạch định tồn kho, các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn lực sản xuất, kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, quản lý và kiểm soát chất lượng, logistics và chuỗi cung ứng, kỹ thuật điều độ nguồn lực, thiết kế hệ thống thông tin, hay cách thức thiết kế và áp dụng hệ thống sản xuất tinh gọn cho tổ chức, …và nhiều kiến thức quan trọng khác rất cần thiết cho bất kỳ tổ chức sản xuất hay dịch vụ nào.

Đặc biệt, ngành sẽ trang bị các kỹ năng vô cùng cần thiết cho kỹ sư KTHTCN là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện dự án, khả năng làm việc độc lập và English với câu lạc bộ Anh Văn của ngành.

 

Ngoài ra, ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp rất thích hợp với các bạn năng động, sáng tạo, thích khám phá, tìm tòi, học hỏi và đặc biệt thích hợp cho cả nữ.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Hiện nay và trong tương lai, Kỹ sư và Thạc sĩ tốt nghiệp từ ngành luôn được săn đón với chính sách ưu đãi rất cao từ các doanh nghiệp nước ngoài đến từ phương tây như Intel Vietnam, Unilever Vietnam, Nestlé, Whitterwood furniture, Taco, Jabil Vietnam…hay đến từ Nhật như Kyoshin, Nidec Toshock, Fujikura,..., hoặc từ các nước phát triển khác như Hàn Quốc (Samsung Vietnam), Hongkong (Esquel – Hongkong, SYM, DHL…)  và rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam như Vietnam Airline, nhựa Tân Tiến, May Tinh Lợi, Dệt May Thành Công, Vinamilk, Masan Group, Khí điện đạm Cà Mau, Holcim Vietnam,  các tổ chức chính phủ Việt Nam…

Bên cạnh đào tạo các cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, năng động, ngành sẽ trang bị các kỹ năng mềm cần thiết, tinh thần trách nhiệm cao và có trách nhiệm đối với xã hội.

- Các điểm đặc biệt

·         Chương trình đào tạo xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến của Mỹ

·         Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo

·         Môi trường học tập vô cùng thân thiện và thoải mái

·         Liên kết trên 120 doanh nghiệp

·         Liên kết với nhiều trường quốc tế của Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Anh, Bỉ,…

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

+ Nghiên cứu triển khai thí điểm Công nghệ sản xuất tinh gọn cho một số công ty sản xuất vừa và nhỏ

+ Nghiên cứu chuẩn hóa qui trình thiết kế công việc trong sản xuất

+ Xây dựng mô hình duy trì năng suất toàn diện - bảo trì tự quản cho hệ thống sản xuất theo sản phẩm flow shop

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

+ Lê Ngọc Quỳnh Lam, Đỗ Ngọc Hiền, Nam Ki-Chan, An Implementation of Lean Technology in an in-Plant Manufacturing System, a Funiture Company, Applied Mechanics and Materials, Vols. 110-116, pp 4799 – 4807, 2012

+ Lê Ngọc Quỳnh Lam, Đỗ Ngọc Hiền, Nam Ki-Chan, A Simulation Model for the Mixed Traffic System in Vietnam, International Journal of Simulation & Process Modelling, Vol. 5, No. 3, 2009, pp 233-240, 2009

+ Đỗ Ngọc Hiền, Nam Ki-Chan, Lê Ngọc Quỳnh Lam, A consideration to develop a dry port system in Indochina region, Maritime Policy & Management, Vol. 38, Issue 1, pp.1-9, 2011

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

+ Nguyễn Duy Thắng chuyên gia cao cấp của tập đoàn Crystal Group

+ Tạ Sương Phụng, chuyên gia cao cấp về IE của Intel Vietnam

+ Nguyễn Quốc Việt, giám đốc công ty sản xuất đồ gỗ.

- Các link đến các video giới thiệu

+ https://www.youtube.com/watch?v=YYMwEExC39E

+ https://www.youtube.com/watch?v=8U_eaH67jfs 

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014200820092010201120122013

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 9 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  từ khóa 2014 về sautừ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ: